Hội Lý Xiển Chơn Luận - Lưỡng Trùng Thiên Địa Pháp. (Nguyễn Văn Kinh)


ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
TÒA THÁNH TÂY NINH
Hội Thánh Giữ Bản Quyền
Tái bản năm Canh Tuất 1970

 Lời Tựa
Ít lời lược luận sơ ra trước đầu quyển sách nầy cốt để giúp ích cho đời thâm tín thám-ngộ, sát cứu chơn giả chánh tà cho rõ đạo-lý.

Nhưng tôi thiểu học không dùng văn-chương đặng nên lấy lời thật-thà luận ra cho hiểu mà thôi. Xin đồng-chí xem, miễn nghị, như chỗ nào sai sót xin giúp thêm đặng ích cho đời.

Giảng Đạo Yếu Ngôn (Nguyễn Văn Kinh)


ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
TÒA THÁNH TÂY NINH
Hội Thánh Giữ Bản Quyền
Tái bản năm Canh Tuất 1970

Cáo Bạch
Ít lời lược luận sơ giải mấy bài nầy cốt để giúp ích cho người thiểu học, vắn nghe cạn thấy, đặng rõ chơn-lý của Đạo chút ít, khỏi lòng nghi nan dừng chơn nghỉ bước.

Bởi ít học tôi không dùng lời văn-chương đặng, nên buộc mình phải lấy lời thô-kịch thật-thà, giảng luận ra đây cho hiểu lý Đạo, tôi cũng do cổ-điển mà luận giải, như chỗ nào có sai lầm xin hoan tâm miễn chấp, giúp cho được thiện-mỹ.

Giảng Đạo Chơn Ngôn 言 眞 道 講 (Thái Ðến Thanh)

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ - TÒA THÁNH TÂY NINH -  Hội Thánh Giữ Bản Quyền. Ấn hành năm Tân Hợi 1971
LỜI TỰA
Thuyết nhơn-nghĩa, giảng đạo-đức, là một giáo-lý bao la quảng-đại của các Ðấng Thánh trước Hiền xưa lưu truyền.

Người trí suyển tài sơ như tôi, không thể nào sưu-tầm cho tận tường các triết-lý.
Ðã nói là rừng Nho biển Thánh thì dầu cho người đi đến non cao rừng thẳm, cũng chưa ắt am hiểu hết danh mộc, có ra ngoài biển rộng sông sâu cũng chưa dễ lảu thông các loài thủy tộc. Huống chi tinh-thần đạo-đức, trong Tam-giáo Phật, Tiên, Thánh truyền dạy, có lắm điều huyền-bí nhiệm-mầu thì chưa một ai tự hào là thông-tri lịch lãm.

Đời Sống Của Người Tín Đồ Cao Đài (Nguyễn Long Thành)

Quả Càn Khôn với 8 con rồng trắng chầu sung quanh
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Tòa Thánh Tây Ninh

“Tôi nhớ một phen kẻ nghịch Đạo để lời gièm pha biếm nhẽ rằng văn từ của Thầy xem rất thường tình. Tôi chấp bút phân phiền cùng Thầy, Thầy dạy rằng: Con ôi! Trong anh em của con phần dốt nhiều hơn hay chữ, đứa ám muội đông hơn đứa thông minh. Thầy đến chăm nom dạy dỗ đứa ngu dốt hơn là đứa hay giỏi, thà là đứa sáng khôn quá hiểu mà chê Thầy hơn đứa dốt nghe Đạo Thầy mà không rõ lý…”